Số 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

024 3943 71 30

natif@most.gov.vn

Mời Ngân hàng hợp tác cùng Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia triển khai hoạt động cho vay

Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia trân trọng thông báo và kính mời các ngân hàng quan tâm hợp tác với Quỹ để triển khai hoạt động cho vay gián tiếp, chuẩn bị và gửi hồ sơ đề nghị hợp tác về Quỹ trước ngày 30/8/2022.

Thông tư 07/2021/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia

Thông tin văn bản:

Số/ ký hiệu 07/2021/TT-BKHCN
Về việc/ trích yếu Thông tư 07/2021/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia
Ban hành 20/08/2021
Tải về Tập tin

Lễ công bố và trao Quyết định điều động và bổ nhiệm Phó Giám đốc Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia

Sáng ngày 09/6/2022, tại Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia đã diễn ra Lễ công bố Quyết định điều động công chức lãnh đạo đối với đồng chí Tạ Việt Dũng giữ chức vụ Phó Giám đốc cơ quan điều hành Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.

Đại hội Chi đoàn Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia lần thứ hai, nhiệm kỳ 2022 – 2024

Chiều ngày 18 tháng 5 năm 2022, Chi đoàn Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia đã tổ chức Đại hội Chi đoàn lần thứ II, nhiệm kỳ 2022 – 2024. Tới dự Đại hội có đại diện có đồng chí Lê Vũ Tiến, Bí thư Đoàn Bộ KHCN, đồng chí Trần Xuân Bách, Phó Bí thư Đoàn Bộ KHCN, đồng chí Trần Văn Tuấn, Ủy viên thường trực Đoàn Bộ KHCN, đồng chí Nguyễn Văn Quyết, Bí thư Chi đoàn Viện KH&CN Sở hữu trí tuệ, đồng chí Nguyễn Thị Phượng, Bí thư Chi ủy Quỹ NATIF, đồng chí Nguyễn Quốc Thịnh, Phó Bí thư Chi ủy Quỹ, đồng chí Chử Đức Hoàng, Chủ tịch Công đoàn Quỹ cùng các đồng chí đoàn viên Quỹ.

Trao Quyết định điều động và bổ nhiệm Phó Giám đốc Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia

Ngày 28/4/2022, tại Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia đã diễn ra Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thế Ích giữ chức vụ Phó Giám đốc Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt tiếp và làm việc với Đại sứ I-xra-en tại Việt Nam Nadav Eshcar

Sáng ngày 27/4, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ I-xra-en, Ngài Nadav Eshcar. Tham dự buổi tiếp có Bà Shirel Levi, Phó Đại sứ I-xra-en và cán bộ Đại sứ quán I-xra-en tại Hà Nội; về phía Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) có Lãnh đạo Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế và Lãnh đạo Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN.

Bài 2: Doanh nghiệp ‘đi tắt đón đầu’ bằng đổi mới sáng tạo

(Chinhphu.vn) – Đổi mới sáng tạo là một trong những công cụ đắc lực, tiềm năng nhất để thúc đẩy nâng cao năng suất, giúp doanh nghiệp đón đầu công nghệ mới, đưa cuộc CMCN 4.0 thành cơ hội đổi mới cho doanh nghiệp.

Quỹ Natif làm việc với Hiệp hội Ngân hàng về chính sách cho vay gián tiếp

Ngày 7/4, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (Quỹ NATIF) đã có buổi làm việc  với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (HHNH) về các ý kiến góp ý, phối hợp triển khai hoạt động cho vay gián tiếp. Tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Đình Bình, Giám đốc Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia và Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký HHNH đồng chủ trì cùng các đại diện lãnh đạo các ban, câu lạc bộ và Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.

Khối các Quỹ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2021

Ngày 28/12/2021, tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) và Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2022. Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo Vụ Kế hoạch – Tài chính, đại diện Lãnh đạo một số đơn vị trong Bộ KH&CN.

Tại Hội nghị, đại diện Quỹ NAFOSTED và Quỹ NATIF đã khái quát những nét chính về các kết quả đã đạt được và phương hướng, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2022.

Ông Nguyễn Đình Bình, Giám đốc Quỹ NATIF cho biết, năm 2021 là năm đầu tiên Quỹ thực hiện các hoạt động theo Điều lệ được quy định tại Quyết định số 04/2021/QĐ-TTg ngày 29/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia. Quỹ NATIF đóng vai trò và vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy nâng cao tiềm lực công nghệ quốc gia thông qua hoạt động hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Thực hiện Quyết định số 436/QĐ-BKHCN ngày 11/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Cơ quan điều hành Quỹ đã và đang xây dựng các văn bản, trình cấp có thẩm quyền bao gồm 02 Thông tư, 02 Quyết định, 08 văn bản cấp Hội đồng quản lý.

Về kết quả công tác năm 2021, Quỹ NATIF tập trung thực hiện hoàn thiện văn bản và các điều kiện để triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Quỹ bao gồm: hoạt động cho vay ưu đãi; thực hiện các chương trình, nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ KH&CN giao; hợp tác về đổi mới công nghệ; hỗ trợ vốn, hỗ trợ lãi suất vay và bảo lãnh để vay vốn; truyền thông thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp… Mặc dù còn nhiều khó khăn trong triển khai cấp kinh phí, tự chủ tài chính, duy trì hoạt động bộ máy, xây dựng văn bản, quy định…, Quỹ NATIF luôn bám sát các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Lãnh đạo Bộ KH&CN để triển khai công việc, đồng thời đảm bảo thực hiện tốt các chủ trương, quy chế, quy định của Bộ KH&CN.

Về kế hoạch, phương hướng năm 2022, Quỹ NATIF sẽ tập trung kiện toàn bộ máy tổ chức, chuẩn bị đầy đủ các văn bản quản lý liên quan, ứng dụng và phát triển công cụ quản lý để triển khai hoạt động của quỹ theo quy định mới, trước hết là triển khai hoạt động cho vay ưu đãi, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thông qua các chương trình, nhiệm vụ do Bộ trưởng giao, hợp tác trong và ngoài nước về đổi mới công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp và các hoạt động khác.

Về phía Quỹ NAFOSTED, ông Phạm Đình Nguyên, Phó Giám đốc phụ trách Quỹ NAFOSTED cho biết, năm 2021, Quỹ NAFOSTED đã nghiêm túc thực hiện kế hoạch công tác năm 2021 theo phân công của Lãnh đạo Bộ KH&CN và theo chức năng hoạt động của Quỹ. Các chương trình lớn (NCCB, Tiềm năng) sau thời gian tạm dừng nhận hồ sơ từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2021 do hạn chế về ngân sách cấp cho Quỹ NAFOSTED năm 2020 và năm 2021 đã được tiếp tục triển khai theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ. Cuối tháng 9/2021, thời hạn tiếp nhận hồ sơ 03 chương trình (NCCB trong KHTN&KT, NCCB trong KHXH&NV, tiềm năng) kết thúc, tổng cộng Quỹ NAFOSTED đã tiếp nhận 975 hồ sơ, dự kiến hoàn thành đánh giá xét chọn và phê duyệt tài trợ vào đầu năm 2022. Đối với chương trình hợp tác quốc tế, Quỹ NAFOSTED và Quỹ Khoa học Thụy Sỹ (SNSF) đã phối hợp tổ chức đánh giá xét chọn 39 hồ sơ tiếp nhận được, phê duyệt tài trợ 10 đề tài trong năm 2021. Quỹ NAFOSTED cũng duy trì tiếp nhận (quanh năm không theo đợt) và đánh giá các hồ sơ của chương trình đột xuất 2021 (số lượng ít). Trong năm 2021 Quỹ NAFOSTED cũng hoàn thành việc tổ chức đánh giá nghiệm thu cấp Nhà nước đối với các đề tài thuộc Đề án Lịch sử Việt Nam, đã báo cáo kết quả với Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo Chính phủ.

Kế hoạch và phương hướng năm 2022 của Quỹ NAFOSTED, với nguồn NSNN dự kiến được phân bổ, Quỹ vẫn phải hạn chế tối đa tài trợ mới nhưng sẽ cố gắng duy trì đầy đủ các chương trình tài trợ theo chức năng; triển khai chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực KH&CN quốc gia theo quy định mới tại Nghị định số 19/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021; tiếp tục thúc đẩy các chương trình hợp tác quốc tế đã ký kết. Bên cạnh đó, Quỹ NAFOSTED cũng sẽ phối hợp với Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ để nghiên cứu, xây dựng Thông tư hướng dẫn quản lý tài chính đối với Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia thay thế Thông tư liên tịch số 129/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 02/11/2007; xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án tự chủ tài chính của Quỹ NAFOSTED; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đối với các hoạt động quản lý của Quỹ NAFOSTED.

Đại diện Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN tham dự Hội nghị đánh giá cao sự nỗ lực của hai Quỹ NAFOSTED  và Quỹ NATIF trong triển khai các hoạt động trong điều kiện dịch bệnh phức tạp và tình hình kinh phí khó khăn, đồng thời trao đổi, góp ý nhằm hoàn thiện phương hướng hoạt động năm 2022 cho hai Quỹ.

Đại diện Lãnh đạo hai Quỹ mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ, sự phối hợp, hỗ trợ của các đơn vị trong Bộ KH&CN trong quá trình triển khai hoạt động của hai đơn vị trong giai đoạn tiếp theo./.

Cơ hội và thách thức trong nghiên cứu khoa học đối với các nhà khoa học trẻ giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0

Mới đây, Đoàn thanh niên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ; Đoàn thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội, Đoàn trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo khoa học “Cơ hội và thách thức trong nghiên cứu khoa học đối với các nhà khoa học trẻ giai đoạn Cách mạng công nghiệp 4.0”.

Hội thảo diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến qua nền tảng Zoom. Tham dự và chủ trì Hội thảo có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Thủy – Vụ Trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT); đồng chí Bùi Thế Đồi – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp; đồng chí Lê Vũ Tiến – Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN); đồng chí Tạ Hồng Sơn – Bí thư Đoàn Bộ NN&PTNT; đồng chí Nguyễn Lê Trang – UVBTV Đoàn Bộ NN&PTNT – Thư ký Hội thảo.

Đến dự Hội thảo có các đại biểu: Đồng chí Nguyễn Văn Trường – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ NN&PTNT; Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp; Đại diện lãnh đạo Đoàn khối các Cơ quan Trung ương; các chuyên gia Bộ KH&CN; đại diện lãnh đạo Đoàn Thanh niên, đoàn viên thanh niên, nghiên cứu viên trẻ các đơn vị phối hợp tổ chức, sinh viên các trường đại học, cao đẳng liên quan.

Hội thảo tập trung vào các nội dung: Đánh giá thực trạng, những khó khăn, vướng mắc, chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học (NCKH) và một số mô hình NCKH có thể áp dụng trong Đoàn Thanh niên hiện nay; Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với lĩnh vực KH&CN; Đánh giá hiệu quả các sản phẩm khoa học; Những vấn đề đặt ra về sự đổi mới trong cách thức nghiên cứu, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đề tài trong giai đoạn hiện nay; Bàn bạc, đưa ra các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh công tác nghiên cứu và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại các cơ quan, đơn vị; Vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học trong thực hiện các đề tài, dự án trong giai đoạn Cách mạng 4.0…

Đại biểu tham dự hội thảo đã nghe 6 báo cáo tham luận và thảo luận rất sôi nổi của các khách mời, đại biểu về các vấn đề: Những chính sách hỗ trợ trí thức trẻ nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao tri thức (TS. Chử Đức Hoàng – Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ KH&CN); Ứng dụng khoa học công nghệ trong nền nông nghiệp 4.0 (TS. Nguyễn Lê Trang – UVBTV Đoàn Bộ, Bí thư Đoàn Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam); Những vấn đề đặt ra về sự đổi mới trong cách thức nghiên cứu, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đề tài trong giai đoạn hiện nay (TS. Nguyễn Tuấn Anh – UVBTV Đoàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số cho các giảng viên, nhà khoa học trẻ hiện nay (Ths. Lê Thái Sơn – UVBTV Đoàn trường, Bí thư Liên chi đoàn khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp); Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của nghiên cứu viên trẻ trong lĩnh vực lâm nghiệp (TS. Nguyễn Bảo Ngọc – Đoàn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam); Ứng dụng công nghệ viễn thám trong đánh giá các công trình đập thủy lợi và cách tiếp cận khoa học công nghệ mới để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (Ths. Hoàng Tiến Thành – Phó Bí thư Đoàn Viện Quy hoạch Thủy lợi).

Phát biểu bế mạc, tổng kết tại Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ NN&PTNT cảm ơn đơn vị tổ chức, các đồng chí lãnh đạo, đại biểu, các vị khách quý tới dự Hội thảo và đánh giá cao các tham luận trình bày tại Hội thảo. Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy bày tỏ mong muốn các Báo, Tạp chí về nông nghiệp quan tâm đến công tác truyền thông, mở các chuyên trang, diễn đàn… để thu hút và cổ vũ các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, công bố và chuyển giao kết quả nghiên cứu, phát huy sức sáng tạo, sức bật của tuổi trẻ trong giai đoạn Cách mạng công nghệ 4.0.

Một số hình ảnh: