Số 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

024 3943 71 30

natif@most.gov.vn

Hội thảo khoa học: “Chính sách và xu hướng hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới sáng tạo”

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân. Nó đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Cho đến nay, đã có trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, ban hành các chiến lược, chương trình hành động liên quan đến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với nhiều tên gọi khác nhau.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đặc biệt, vào ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết Số 52-NQ/TW về Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hai yếu tố quan trọng của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là: (1) Đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ; (2) và áp dụng công nghệ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, sáng tạo ra những mô hình kinh doanh mới mang lại giá trị gia tăng cao, tăng sức cạnh tranh và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tuy vậy, mức độ chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế – xã hội; hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia mới được hình thành, chưa đồng bộ và hiệu quả. Hơn 98% số doanh nghiệp của nước ta là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, hấp thụ, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Chính vì vậy, để Nghị quyết số 52-NQ/TW của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống, điểm mấu chốt, cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết là cần có những chính sách hiệu quả, cụ thể, sát với thực tiễn để thúc đẩy phát triển KH&CN, và hỗ trợ có trọng tâm và trọng điểm để người dân và doanh nghiệp là các chủ thể quyết định tích cực tham gia đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh.

Với tinh thần đó, ngày 06 tháng 11 năm 2020 tại Trụ Sở của Bộ Khoa học và Công nghệ, 39 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Chính sách và xu hướng hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới sáng tạo”

TS. Nguyễn Đình Bình phát biểu khai mạc hội thảo

Hội thảo diễn ra với mục đích trao đổi, chia sẻ và tìm hiểu các kinh nghiệm về hoạt động hỗ trợ tín dụng, bảo lãnh để doanh nghiệp vay vốn đầu tư đổi mới công nghệ, các quỹ tài chính như Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Bảo vệ môi trường…

Tham dự hội thảo có PGS. TS Nguyễn Mạnh Quân-Viện trưởng Viện phát triển doanh nghiệp, PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương, Giám đốc Điều hành Quỹ Đổi mới sáng tạo, Tập đoàn VinGroup và các đại diễn lãnh đạo của các doanh nghiệp, Viện nghiên cứu và Trường đại học …. Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ, có Ông Phan Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ĐMCNQG, TS. Nguyễn Đình Bình, giám đốc Quỹ ĐMCNQG; TS. Phạm Đình Nguyên, Phó giám đốc Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ (NAFOSTED), và các phó giám đốc cùng đại diện các phòng chức năng của Quỹ ĐMCNQG và Quỹ NAFOSTED. Ngoài ra, hội thảo cũng thu hút được rất đông các tổ chức, cá nhân, các bộ ban nghành tới dự và các doanh nghiệp đang có nhiệm vụ tham gia với Quỹ, các doanh nghiệp quan tâm có nhu cầu đổi mới công nghệ.

Hội thảo được chia làm 2 phần chính; phần thứ nhất là các báo cáo trình bày, chia sẻ các kinh nghiệm về tài trợ, hỗ trợ vốn, cho vay vốn của các tổ chức đổi mới sáng tạo nước ngoài, của Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup. Các bài tham luận cũng chia sẻ về mô hình quản lý, cơ chế chính sách và chế độ cho cán bộ, công nhân viên của các mô hình Quỹ, tổ chức hỗ trợ tín dụng, cách thức hợp tác với các Ngân hàng thương mại để triển khai các chương trình Uỷ thác cho vay, hỗ trợ lãi suất vay. Phần 2 của hội thảo là trao đổi thảo luận giữa các diễn giả với các đại biểu đến từ các tổ chức viện trường, doanh nghiệp.

Một số hình ảnh hội nghị:

 

Những bài viết liên quan

Tin mới nhất